Nguồn gốc lịch sử Tên_chữ_(địa_danh)

Bài chi tiết: Từ Hán-ViệtChữ Nôm

Bắt đầu từ thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán với lợi thế văn tự đã du nhập rộng rãi trong phạm vi học thuật, tín ngưỡng và giao dịch với chính quyền.

Khi giành được độc lập rồi thì tiếng Hán bị cách ly với cái gốc và chuyển theo cách phát âm của người Việt khai sinh ra âm Hán Việt. Giới quan lại và trí thức tiếp tục sử dụng chữ Hán trong các hoạt động hành chính, thơ văn, cúng tế... Trong văn Hán Việt thì các tên riêng phần lớn được dịch theo nghĩa từ âm Nôm, ví dụ địa danh ở Hà Nội "ba kẻ Gừng" đã trở thành "Tam Khương" (Khương Thượng, Trung, Hạ), "kẻ Nhổn" thành "Cổ Nhuế"...[3].

Khi chữ Latin hóa ra đời và vào thế kỷ 20 trở thành Quốc ngữ thì chữ Hán và Nôm mất địa vị. Các thế hệ người Việt sau đó không học chữ Hán/Nôm nên không còn để ý đến gốc Hán Việt của từ ngữ nữa. Song phong cách "thích nói chữ" vẫn thịnh hành ở phía bắc, và giảm dần theo đường Nam tiến của người Việt. Điều này thể hiện, như Tp. Hồ Chí Minh sẵn sàng đặt tên Nôm thuần cho phố, như đường Bà Hom... còn Hà Nội thì kêu toáng lên rằng "Hà Nội cạn quỹ tên đường"[4].